Thép
là tên một kim loại ( vật liệu ) có thành phần chính là nguyên tố sắt ( Fe ) được
tạo ra trong quá trình nung chảy với một hàm lượng carbon ( C ) không chiếm quá
2,5%.
Hàm
lượng carbon của thép không hợp kim không vượt quá 1,8% . Điều này có nghĩa là
thép bao gồm tất cả các hợp kim dùng trong thực tế mà trong đó sắt là thành phần
chủ yếu. Nhiều loại thép mềm được gọi là sắt trong cách gọi phổ biến hàng ngày
như : bê tông cốt sắt, sắt xây dựng… Do thép chứa sắt và carbon nên một số tính
chất của thép có thể thay đổi bằng cách thay đổi hàm lượng carbon trong thép.
1. Thép không hợp kim
Loại thép này thường được gọi là thép carbon vì
carbon là một thành phần ảnh hưởng đến tính chất của thép tùy thuộc vào hàm lượng
của nó. Thép carbon có chứa một khối lượng nhỏ Silic, Mangan, Phốt pho và lưu
huỳnh.
Khi được dùng làm thép công cụ, hàm lượng carbon
trong thép thường từ 0,6 – 1,5 % Và khi dùng làm thép xây dựng, hàm lượng
carbon chủ yếu từ 0.1 – 0,6%.
2.
Thép
hợp kim.
Nếu các nguyên tố hợp kim được pha trộn thêm vào
trong thép trong quá trình sản xuất từ lúc thép còn ở trạng thái nóng chảy,
chúng ta sẽ có thép hợp kim. Những nguyên tố hợp kim này làm tăng nhiều tính chất
của thép như độ bền, khả năng dễ gia công, khả năng chống mòm…. Các nguyên tố
thường sử dụng trong thép hợp kim gồm : Crom ( Cr ) Niken ( Ni ) Tungsten ( W )
Vanadi ( V ) Mô lip đen ( Mo ) Cô ban ( Co ) và chì (Pb).
3. Thép không rỉ
Những loại thép này vừa được dùng trong xây dựng,
vừa làm thép công cụ trong trường hợp cần có các loại vật liệu chống mòn. Nhó
này bao gồm cả các loại thép chống axit, chống nhiệt.
Biên tập : nkn
Nguồn :
Science of material, Lidingo Sweden.