Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

BIỄU DIỄN VẬT THỂ : HÌNH CHIÊU


Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát

1.    Phương pháp biểu diễn


1: Hình chiếu từ trước ( Hình chiếu đứng)
2: Hình chiếu từ trên ( Hình chiếu bằng)
3: Hình chiếu từ trái ( Hình chiếu cạnh)
4: Hình chiếu từ phải
5: Hình chiếu từ dưới
6: Hình chiếu từ sau

-       Để cụ thể hóa cách biểu diễn, tiêu chuẩn nhà nước quy định dùng 6 mặt của hộp lập phương làm 6 mặt phẳng hình chiếu cơ bản.

-       Vật thể được đặt trong hình hộp chiếu và bố trí sao cho các đường thẳng, mặt phẳng thuộc bề mặt vật thể song song hay vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.

-       Đối với vật thể có bề mặt dạng khối cầu, khối xuyến, khối trụ hay khối nón….thì đặt vật thể sao cho đường trục của các khối này song song hoặc vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.




2.    Phân loại
Tùy theo cách chọn hướng chiếu, vị trí đặt mặt phẳng hình chiếu mà hình chiếu được phân loại: Hình chiếu cơ bản, hình chiếu riêng phần, hình chiếu phụ.

a)    Hình chiếu cơ bản
-       Là hình chiếu của vật thể nằm trên các mặt phẳng hình chiếu cơ bản của hình hộp chiếu
-       Hình chiếu từ trước còn gọi là hình chiếu chính, được chọn sao cho phản ánh đặc trưng hình dạng của vật thể, các hình chiếu khác phải nằm đúng vị trí đối với hình chiếu từ trước, nhưng các hình chiếu này nếu không đúng vị trí quy định hoặc bị phân cách bởi một hình biểu diễn khác thì phải được chỉ danh bằng chữ hoa và chỉ hướng mũi tên.

-       Lưu ý: Khi biểu diễn một vật thể số lượng hình chiếu nên chọn là ít nhất, nhưng phải thể hiện đủ hình dạng bên ngoài của vật thể đó. Nhằm giảm bớt số lượng hình biểu diễn trên bản vẽ tiêu chuẩn nhà nước cho phép mô tả các phần tử hoặc kết cấu của chi tiết bị khuất bằng nét đứt.



-       Hoặc  có thể vẽ một phần hình chiếu nhưng phải có giới hạn hình vẽ bằng nét lượn sóng.


-       Hoặc  vẽ ½ hình chiếu của vật thể có dạng đối xứng đường giới hạn vẽ bằng nét chấm gạch mảnh.


b)   Hình chiếu riêng phần
-       Là hình chiếu của 1 kết cấu ( một phần) của vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản.


-       Có thể chỉ danh, chỉ hướng theo hình bên dưới.


-       Hình chiếu riêng phần được giới hạn bằng nét lượn sóng hay không có đường giới hạn nếu phần tử đó được biểu diễn hết như hình chiếu A.

c)    Hình chiếu phụ
-       Là hình chiếu của một kết cấu hay một phần của vật  thể lên trên mặt phẳng hình chiếu không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản.

-       Hình chiếu phụ nên đặt đúng vị trí chiếu. Để thuận tiện bố trí, trên bản vẽ tiêu chuẩn nhà nước cho phép vẽ xoay hình chiếu về vị trí thích hợp, trong trường hợp này, hình chiếu biểu diễn phải được ký hiệu bằng mũi tên cong


-       Nếu không thì phải chỉ danh và chỉ hướng.




Biên soạn : nkn

               Nguồn : Sưu tầm tổng hợp