Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Lắp ghép có độ hở.

Lắp ghép có độ hở hay còn gọi là lắp lỏng, trong mối ghép này kích

 thước của lỗ luôn lớn hơn kích thước của trục. Độ hở trong mối

 ghép có thể hiểu là sự tự do dịch chuyển tương đối với nhau giữa

 hai chi tiết trong mối lắp. Độ hở càng lớn thì khả năng dịch chuyển

 tương đối càng nhiều và ngược lại.

Độ hở trong mối ghép là hiệu số giữa kích thước của lỗ và kích 

thước của trục được ký hiệu là S.

                                           S =   D  –  d


Các kích thước thực tế của chi tiết dao động trong giới hạn dung 

sai 
đã cho nên độ hở cũng sẽ dao động trong một phạm vi nhất định.

Nếu khi lắp một chi tiết lỗ có kích thước giới hạn lớn nhất là Dmax 

 với kích thước trục có kích thước giới hạn nhỏ nhất  dmin  thì độ hở lớn nhất  sẽ là : Smax.

Độ hở lớn nhất là hiệu số dương giữa kích thước giới hạn lớn nhất 

của lỗ và kích thước giới hạn nhỏ nhất của trục hoặc là hiệu số đại 

số giữa sai lệch giới hạn trên của lỗ và sai lệch giới hạn dưới của 

trục.

                         Smax   =  Dmax   –  dmin    =    ES  -  ei

Ngược lại nếu khi lắp  chi tiết lỗ có kích thước giới hạn nhỏ nhất

 với chi tiết trục có kích thước giới hạn lớn nhất thì mối ghép có độ 

hở nhỏ nhất =  Smin.

Độ hở nhỏ nhất là hiệu số dương giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất 

của lỗ và kích thước giới hạn lớn nhất của trục hoặc là hiệu số đại 

số giữa sai lệch giới hạn dưới của lỗ và sai lệch giới hạn trên của 

trục.

                           Smin  =  Dmin  -  dmax  =  EI  - es

Vậy độ hở trung bình của mối ghép  Stb  là trung bình cộng giữa độ

 hở lớn nhất và độ hở nhỏ nhất. Để đánh giá độ chính xác của mối 

ghép người ta dùng khái niệm dung sai của mối ghép đó chính là 

dung sai độ hở trong mối ghép có độ hở.




Biên tập : nkn
Tài liệu tham khảo :
-       Dung sai & đo lường kỹ thuật : A.N. Zuravlev nxb CN kỹ thuật  1987.
-       Dung sai lắp ghép & đo lường : Hoàng Xuân Nguyên nxb Giáo dục 1994.