Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

KHÁI NIỆM VỀ LẮP GHÉP

     
        

        Thông thường nếu các chi tiết máy đứng riêng lẽ thì không có một công dụng gì. Nhưng khi được tổ hợp chúng lại với nhau, lúc này các chi tiết mới phát huy công dụng.
Thí dụ: Trục lắp vào ổ trục mới có khả năng truyền chuyển động quay tròn, truyền lực…tất cả sự lắp ghép, tổ hợp này tạo thành mối ghép. 
        Trong các mối ghép có những kích thước, bề mặt mà căn cứ vào đó để lắp ghép các chi tiết máy với nhau. Bề mặt các kích thước đó được gọi là bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép. Các mặt lắp ghép cũng có thể là mặt hình trụ, cũng có thể là mặt phẳng và bao giờ cũng gồm có mặt của chi tiết bao ngoài và mặt của chi tiết bị bao. Chi tiết bao ngoài còn gọi là chi tiết lỗ chi tiết bị bao gọi là chi tiết trục.    Mỗi mối ghép bất kỳ nào đều có cùng một kích thước danh nghĩa cho cả hai chi tiết và gọi là kích thước danh nghĩa của lắp ghép. Đặc tính của lắp ghép được xác định bởi hiệu số của kích thước bao và kích thước bị bao trong lắp ghép. 

    + Nếu hiệu số đó có giá trị dương thì mối ghép đó là mối ghép có độ hở.

    + Nếu hiệu số này có giá trị âm thì mối ghép đó là mối ghép có độ dôi.

     Tiêu chuẩn TCVN 2244 – 77 mối ghép được chia ra làm ba loại : Mối lắp ghép có độ hở, mối lắp ghép có độ dôi và mối lắp ghép trung gian.


Biên tập : nkn
Nguồn tham khảo:
    - Dung sai và đo lường kỹ thuật  : A.N.ZURAVLEV nxb công nhân kỹ thuật 1987.
   - Dung sai lắp ghép & đo lường kỹ thuật : Hoàng xuân Nguyên nxb giáo dục 1994.