Có 2 phương pháp để chọn kiểu lắp cho mối ghép.
- Chọn
kiểu lắp ghép dựa theo kinh nghiệm, nghĩa là căn cứ vào các thiết kế đã có sẵn
hay tham khảo các tài liệu kỹ thuật.
- Dựa vào tính toán một cách chính xác để đưa ra
phương pháp lắp ghép.
1- Kiểu lắp lỏng:
Đặc tính cảu mối ghép này là luôn có
độ hở trong mối ghép:
S = D – d.
Với đặc tính này lắp lỏng thường sử dụng trong
trường hợp 2 chi tiết chuyển động tương đối với nhau. Hoặc để tháo lắp một cách
dễ dàng.
Các kiểu lắp ghép:
- H7/h6
; H8/h7 ; H8/h8: có độ hở rất nhỏ và độ
chính xác cao, độ hở nhỏ nhất = 0
- H7/g6
; G7/h6 : có độ hở nhỏ.
- H7/f7
; F8/h6
: có độ hở trung bình.
- H9/d9
; H8/d 9 : có độ hở lớn độ chính xác
không cao
2- Kiểu lắp chặt:
Mối lắp được sử dụng với những mối lắp
cố định không tháo lắp và không kèm theo chi tiết kẹp chặt. Khi sử dụng mối
ghép chặt hay mối ghép có độ dôi nhằm mục đích bảo đảm độ bền của mối ghép,
nghĩa là giữa hai chi tiết bao và bị bao không có sự dịch chuyển tương đối đồng
thời sức bền của các chi tiết không bị phá hỏng. Khi áp dụng mối ghép này cần
chú ý:
- Xác
định độ dôi nhỏ nhất để có thể truyền được tác dụng của ngoại lực.
- Xác
định độ dôi cho phép lớn nhất để không gây nên hiện tượng biến dạng dẽo khi lắp
ghép.
- Các
kiểu lắp ghép:
- H7/p6 ;
P7/h6 : có độ dôi rất
nhỏ dùng để truyền mô men xoắn nhỏ.
-
H7/r6 ; H7/s6: là kiểu lắp ghép có độ
dôi vừa phải.
-
H7/u7 ; H8/u8: là kiểu lắp ghép có dộ
dôi lớn và độ chính xác không cao.
3- Kiểu lắp ghép
trung gian:
Khi chọn kiểu lắp này thông thường được chọn theo kinh
nghiệm. Nếu có tính toán thì tính độ hở lớn nhất theo độ lệch tâm cho phép.
- Kiểu
lắp ghép
H7/n6 ; N7/h6 : là kiểu lắp ghép bền chắc nhất
trong tất cả các kiểu lắp trung gian, thực tế không xuất hiện độ hở và khi tháo
cũng cần một lực lớn.
- Kiểu
lắp ghép H7/k6 ; K7/h6
: là kiểu lắp ghép trung gian áp dụng phổ biến nhất.Khi thực hiện mối lắp
này thường nhận được độ dôi lớn hơn độ hở.
- Kiểu
lắp ghép H7/js7 ;
Js7/h6 : là kiểu lắp có độ hở và
độ dôi lớn.
Nguồn: Sưu tầm tổng hợp
Biên soạn :nkn