Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

CÁC PHƯƠNG PHÁP GHI KÍCH THƯỚC

 


       Trong ngành cơ khí, đơn vị đo thường dung cho kích thước dài là milimet (mm) và quy ước không cần ghi ký hiệu là mm trên bản vẽ
       Trong quá trình thiết kế một bộ phận máy hay một máy, việc ghi kích thước đóng một vai trò rất quan trọng bởi vì kích thước và dung sai của kích thước có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng làm việc của bộ phận máy hoặc máy cũng như đến quá trình chế tạo chúng
-       Phải dung kích thước tiêu chuẩn nếu loại kích thước đó đã được tiêu chuẩn hóa
-       Phải xuất phát từ yêu cầu về chất lượng làm việc của chi tiết máy trong bộ phận máy hoặc máy
-       Phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc gia công các chi tiết máy nói riêng và máy nói chung
1.    Các phương pháp ghi kích thước
a.    Ghi kích thước theo một xích liên tiếp: Dùng để ghi khoảng cách tâm của các lỗ trong 1 vòng hoặc 1 dãy, các kích thước chiều dài của các bậc của chi tiết trục bậc nếu yêu cầu các kích thước cần phải chính xác



b.    Ghi kích thước theo phương pháp tọa độ
Các kích thước của chi tiết ghi từ 1 chuẩn đã chọn. Phương pháp này chỉ thích hợp trong trường hợp khoảng cách tâm của các lỗ hoặc các kích thước chiều dài các bậc không yêu cầu chính xác
-       Ghi kích thước từ chuẩn thiết kế
Chuẩn thiết kế là bề mặt, đường hoặc điểm dung để xác định các bề mặt, đường hoặc điểm khác của chi tiết trong quá trình thiết kế. Chuẩn thiết kế được chọn căn cứ vào vị trí của chi tiết trong cơ cấu
Chuẩn thiết kế là mặt đầu A của chi tiết

-       Ghi kích thước từ chuẩn công nghệ:
Chuẩn công nghệ  là bề mặt, đường hoặc điểm dung để xác định các bề mặt, đường hoặc điểm khác của chi tiết trong quá trình gia công.
Chuẩn công nghệ là mặt đầu B của chi tiết


-       Ghi kích thước phối hợp giữa chuẩn thiết kế và chuẩn công nghệ
Trong trường hợp này, một số kích thước ghi từ chuẩn thiết kế và số còn lại được ghi từ chuẩn công nghệ





c.    Ghi kích thước theo phương pháp phối hợp
Đây là cách ghi phối hợp cả 2 phương pháp ghi kích thước theo xích lien tiếp và phương pháp tọa độ. Ưu điểm của phương pháp này là vừa đảm bảo chế tạo chính xác các kích thước quan trọng vừa đảm bảo các kích thước khác có dung sai lớn tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình gia công


Tóm lại: Để chọn được phương pháp ghi kích thước thích hợp, người thiết kế phải nghiên cứu chức năng phục vụ của chi tiết trong cơ cấu máy

Biên soạn: nkn
Nguồn : sưu tầm tổng hợp