Trước đây trong phương pháp vẽ theo lối Mỹ có sử dụng
loại ren Withworth của Anh, nhưng ngày nay ở Mỹ người ta sử dụng loại ren riêng
biệt theo tiêu chuẩn quốc gia Mỹ ( American National thread form ). Để biểu diễn
hình ren trên bản vẽ, phương pháp vẽ của Mỹ dùng nét gạch mảnh không liên tục
thay vì nét liền mảnh như phương pháp vẽ của Châu Âu như chúng ta đang áp dụng.
Trên bản vẽ để đơn giản cách biểu diễn được ghi như
sau : 5/16 – 18 UNC
Có nghĩa là : đường kính
ngoài của ren là 5/16 và có 18 ren trong mỗi inch, loại ren tiêu chuẩn quốc gia Mỹ ( Unified national coarse ).
Ngoài loại
ren UNC đã nói ở trên, tiêu chuẩn quốc gia Mỹ còn sử dụng loại ren N. F. (
National fine thread ). Loại ren này còn gọi là ren SAE ( Society automotive
engineer ) chuyên sử dụng trong công nghệ chế tạo cơ khí cho các loại ô tô vì
loại ren này chịu được lực rung động cao độ. Cách ghi đơn giản trên bản vẽ thay
vì dùng chữ UNC người ta thay thế bằng chữ NF để phân biệt : 5/16 – 18 NF
- Để
thể hiện độ hở trong mối ghép ren theo phương pháp Mỹ người ta thường sử dụng
con số kèm theo sau hàng chử ghi loại răng. Thể hiện độ hở trong mối ghép ren
phương pháp Mỹ chia làm 4 mức : 1, 2, 3, 4.
- Mức
1 : lắp lỏng có độ hở khá lớn.
- Mức
2 : lắp ráp vừa khít ( độ hở rất nhỏ )
- Mức
3 : lắp khít ( không có độ hở )
- Mức
4 : lắp có độ dôi ( độ hở âm )
Mức 4 ít khi được sử dụng vì chế tạo
rất khó và giá thành cao.
Ngoài con số chỉ độ hở, theo phương pháp Mỹ còn có một
chữ đi sau con số này:
- Chữ
A : áp dụng để phân biệt loại ren ngoài như bulon, gu dông …
- Chữ
B : áp dụng cho các loại ren trong như
tán, lỗ có ren…
Thí dụ : 5/16 NF – 2A.
Nguồn
: sưu tầm
Biên
soạn: nkn