Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

YÊU CẦU CỦA BẢN VẼ LẮP


Có ba yêu cầu chính của bản vẽ lắp.
           1- Kích thước: Trong bản vẽ lắp người ta không vẽ chi tiết các bộ phận tham gia lắp mà chỉ chú trọng biểu diễn kết cấu phần lắp càng rõ càng tốt, khi thấy cần thiết nên vẽ thêm các mặt cắt để ghi được kích thước lắp, các kích thước ưu tiên đưa ra ngoài hình vẽ, nếu không đưa được thì nên hạn chế ghi kích thước bên trong hình. Trong bản vẽ lắp chỉ ghi ba loại kich thước sau:

- Kích thước bao: Cho biết khoảng không gian mà các bộ lắp ráp chiếm chỗ, bao gồm kich thước dài nhất, rộng nhất và cao nhất. Kich thước bao không có dung sai mà thường có ý niệm phỏng chừng không cần chính xác lắm dùng để bố trí không gian.

- Kích thước khoảng cách trục: Cho biết khoảng cách truyền động, có thể chính xác có dung sai như trong khoảng cách trục có bánh răng, trục vít bánh vít hay không cần chính xác vì có thể tăng giảm như trong bộ truyền xích, đai ... thì không ghi dung sai. Khoảng cách các bulong nên thường không ghi dung sai. Dung sai trục của bộ truyền bánh răng.
- Kích thước lắp ráp: Bao gồm kich thước danh nghĩa và kiểu dung sai.

          2- Đánh số chi tiết: trong bản vẽ lắp có nhiều chi tiết tham gia lắp ráp vì vậy cần đánh số chi tiết để định danh, định vật liệu, số lượng, ký hiệu trong bản kê đặt phía trên khung tên.
- Ký số chi tiết phải có độ lớn từ 2 đến 2.5mm lần số ghi trong kich thước, bên dưới phải được gạch bằng nét cơ bản, đường nối chỉ vào chi tiết được vẽ bằng nét mảnh, tận cùng đầu chỉ vào chi tiết có mỗi chấm tròn cho rõ, độ lớn chấm tròn phụ thuộc kich thước bản vẽ từ 1 đến 1.5mm trong các bản vẽ từ A3 đến A0. Ký số phải được đánh trật tự theo vòng cung hoặc ngược chiều kim đồng hồ để người đọc bản vẽ dễ tra cứu. Khoảng cách các số nên cách đều nhau và phân bố trên một đường thẳng. Các đường mảnh chỉ vào chi tiết không nên cắt nhau nhiều.

          3- Bản kê: Liệt kê lại một cách chi tiết các số chi tiết đã được đánh trên bản vẽ. Bản kê được đánh số ngược từ dưới lên và nội dung gồm thứ tự, tên chi tiết, số lượng, vật liệu, ký hiệu (dành cho ổ lăn, ren vít) và mục chú thích có thể nói tiêu chuẩn hoặc xuất xứ.
        Nhờ bảng kê ngườ ta có thể đánh giá gần đúng được :
 -  Khối lượng toàn máy hay cơ cấu
 -  Giá thành.

Biên tập: Anh Hoàng
Nguồn: Giáo trình vẽ kỹ thuật dành cho cơ khí