Lắp ghép
có độ dôi là loại lắp ghép mà trong đó kích thước lỗ luôn nhỏ hơn kích thước trục.
Độ dôi của mối lắp thể hiện tính chất cho sự cố định tương đối giữa các chi tiết
trong mối lắp. Độ dôi càng lớn thì tính cố định trong mối lắp càng bền chặt và
ngược lại.
Vậy : Độ dội trong mối lắp là hiệu số giữa kích
thước của chi tiết trục và kích thước của chi tiết lỗ.
Trong
các mối lắp ghép, độ dôi được ký hiệu là N :
N = d – D
Hay N = - ( D – d ) = - S
Cũng
như mối ghép có độ hở khi lắp chi tiết trục có kích thước giới hạn lớn nhất với
chi tiết lỗ có kích thước giới hạn nhỏ nhất thí được mối ghép có độ dôi lớn nhất
Nmax :
Vậy : Độ dôi lớn nhất là hiệu số dương giũa kích
thước giới hạn lớn nhất của chi tiết trục và kích thước giới hạn nhỏ nhất của
chi tiết lỗ hoặc là hiệu đại số giữa sai lệch trên của trục và sai lệch dưới của
lỗ.
Nmax
= dmax
- Dmin =
es – EI
Và ngược
lại khi lắp chi tiết trục có giới hạn nhỏ nhất với chi tiết lỗ có kích thước giới
hạn lớn nhất thì mối ghép có độ dôi nhỏ nhất
Nmin .
Vậy : Độ dôi nhỏ nhất là hiệu số dương giữa kích
thước giới hạn nhỏ nhất của trục và kích thước giới hạn lớn nhất của lỗ Hoặc là
hiệu địa số giữa sai lệch dưới của trục và sai lệch trên của lỗ.
Nmin
= dmin - Dmax
=
ei - ES
Từ
hai kết quả trên ta có độ dôi trung bình Ntb
là trung bình cộng giữa độ dôi lớn nhất và độ dôi nhỏ nhất.
Biên
tập : nkn
Nguồn tham khảo:
- Dung sai và đo lường kỹ thuật : A.N.ZURAVLEV nxb công nhân kỹ thuật 1987.
- Dung
sai lắp ghép & đo lường kỹ thuật : Hoàng xuân Nguyên nxb giáo dục 1994.Nguồn tham khảo:
- Dung sai và đo lường kỹ thuật : A.N.ZURAVLEV nxb công nhân kỹ thuật 1987.