- Lý thuyết vật liệu đàn hồi:
+ Là một chất dẻo có thể trở lại trạng thái ban đầu sau khi chịu một lực nén hoặc kéo đó là vật liệu có tính đàn hồi cao. Một vật đàn hồi có thể trở nên có tính đàn hồi cao khi được lưu hóa, khi nguội lại cộng với các chất khác, về cơ lý bản thân chúng đã có tính đàn hồi cao. Các chất đàn hồi bao gồm tất cả các loại cao su trong đó cao su tổng hợp và cao su thiên nhiên đã được lưu hóa.
- Các tính chất của cao su:
+ Cao su có tính giảm xóc tốt có nghĩa là vật liệu này sẽ làm mất tác dụng hoặc hấp thu lực rung động.
+ Do có tính đàn hồi cao su tự tạo cho nó tính chịu mài mòn tốt nên được dùng làm lốp xe và những ứng dụng tương tự, làm lớp bảo vệ bề mặt ngoài các vật chịu tác dụng của sự mài mòn lớn khi tiếp xúc trực tiếp với đá, cát, than đá…Có thể tăng thêm tính chịu mài mòn của cao su bằng cách pha thêm bồ hóng.
+ Nhiều loại cao su khác có tính chịu dầu và các loại hóa chất. Cao su tự nhiên và cao su tổng hợp đều có tính chịu acid yếu. Tính đàn hồi của cao su phụ thuộc vào nhiệt độ tác dụng trực tiếp. Ở môi trường nhiệt độ cao cao su ít nhiều có tính dẻo, ở môi trường nhiệt độ thấp cao su trở nên cứng.
+ Cao su để ngoài không khí lâu ngày sẽ bị oxi hóa trở nên cứng và dòn. Nhiệt độ cao cộng với ánh sáng mặt trời sẽ đẩy nhanh quá trình này. Nếu pha thêm acid vào cao su thì có thể chống được hiện tượng lão hóa này
Biên tập : nkn
Nguồn : Science of material Lidingo
Sweden.