Khi quan sát và vẽ hình biểu diễn của vật thể, ta thấy hình dáng của vật thể được tạo thành bởi các đường có tính chất khác nhau, như đường bao thấy, đường bao khuất, đường trục, đường tâm…Các loại đường này được thể hiện trên bản vẽ bằng các loại nét khác nhau theo quy định của TCVN 8-93.
- Các loại nét thường dùng:
• Nét liền mảnh: Dùng để vẽ đường giống, đường kích thước, đường đáy ren,đường gạch gạch trên mặt cắt.
• Nét đứt: Dùng để vẽ đường bao khuất.
• Nét lượng: Dùng để vẽ đường giới hạn phần bị cắt. Đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt.
• Nét chấm gạch mảnh: Dùng để vẽ đường tâm, trục.
- Độ Rộng Nét Vẽ
Tiêu chuẩn quy định dùng 2 độ rộng của nét vẽ trên cùng một bản vẽ. Đó là độ rộng của nét đậm và độ rộng của nét mảnh. Phải chọn sao cho độ rộng của nét mảnh bằng hay nhỏ hơn ½ độ rộng của nét đậm.
Ví dụ: độ rộng của nét đậm chọn là 0.7mm, thì độ rộng của nét mảnh chọn là 0.35; 0.25 hay 0.18.
Khi vẽ nét chấm gạch mảnh, cần vẽ sao cho nó bắt đầu và kết thúc bằng nét gạch,nét gạch này được vượt khỏi đường bao thấy một đoạn từ 3 đến 5 lần độ rộng của nét đậm. Ở tâm đường tròn phải vẽ hai nét gạch cắt nhau rõ ràng. Nếu đường tròn nhỏ hơn (d<12mm) thì chỉ cần vạch hai nét liền mảnh làm đường tâm.
Nét liền đậm và nét đứt thẳng hàng thì chổ nối tiếp vẽ hở; các trường hợp khác các nét cắt nhau cần vẽ chạm vào nhau.
Anh Hoàng
- Qui Tắc Vẽ Nét
Khi vẽ nét chấm gạch mảnh, cần vẽ sao cho nó bắt đầu và kết thúc bằng nét gạch,nét gạch này được vượt khỏi đường bao thấy một đoạn từ 3 đến 5 lần độ rộng của nét đậm. Ở tâm đường tròn phải vẽ hai nét gạch cắt nhau rõ ràng. Nếu đường tròn nhỏ hơn (d<12mm) thì chỉ cần vạch hai nét liền mảnh làm đường tâm.
Nét liền đậm và nét đứt thẳng hàng thì chổ nối tiếp vẽ hở; các trường hợp khác các nét cắt nhau cần vẽ chạm vào nhau.
Anh Hoàng