Giới Thiệu:
Nó được phát triển vào những năm 1920, ông Albert F. Shore đã phát minh ra thiết bị đo lường tên Durometer. Phương pháp đo độ cứng theo Shore đo độ cứng trong điều kiện đàn hồi của vật liệu. Thường dùng để đo những chất dẻo như polime hay cao su.
Phương Pháp Thử:
Độ cứng shore là đơn vị đo của độ bền vật liệu chống lại lực ấn từ các mũi thử. Trị số càng cao thì độ bền càng cao.
Độ cứng Shore được đo bằng một dụng cụ phổ biến nhất được gọi là máy đo cứng (Durometer) và nó cũng được biết đến như là độ cứng Durometer. Máy đo độ cứng Durometer dùng tải trọng được áp vào nhờ một lực lò xo. Giá trị độ cứng được xác định bằng sự xuyên qua của đầu đo Durometer vào mẫu thử. Do tính đàn hồi của cao su và nhựa, trị số độ cứng có thể chuyển qua thời gian, tức là thời gian ấn vào đôi khi cũng được xem là trị số độ cứng.
Độ cứng Shore sử dụng thang đo Shore A hoặc Shore D, là phương pháp sử dụng cho cao su và vật liệu đàn hồi và cũng thường được sử dụng cho những chất liệu nhựa mềm hơn như là : polyolefins, fluoropolymers, và vinyls. Thang đo Shore A được sử dụng cho những vật liệu bằng cao su mềm, còn thang đo Shore D sử dụng cho vật liệu cứng hơn. Độ cứng Shore A liên quan đến những vật liệu đàn hồi như cao su và nhựa dẻo có thể được xác định với một dụng cụ được gọi là máy đo dộ cứng Shore A . Nếu đầu đo hoàn toàn xuyên qua mẫu thử thì nó đạt giá trị là 0, còn nếu không có sự xuyên qua thì đạt trị số là 100. Trị số này không có thứ nguyên.
Shore A và D trong tiêu chuẩn đo lường ASTMD2240. Ngoài ra, còn có tiêu chuẩn đo lường ASTMD2240-00 có 12 thang đo: A,B,C,D,DO,E,M,O,OO,OOO,OOO_S,R, mỗi thang đo có mục đích sử dụng riêng.
Giá trị độ cứng phụ thuộc vào độ lún của đầu đo indenter. Sau khi ấn đầu đo trong thời gian 15 giây, nếu đầu đo lún vào 2.54mm (0.100 inch) thì giá trị độ cứng đó bằng 0. Ngược lại, đầu đo không thâm nhậm vào vật liệu thì giá trị đó bằng 100. Còn lại tùy vào độ lún của đầu đo cho giá trị tương ứng.
HoTan
Nguồn: Tổng hợp