Động cơ dầu
là cơ cấu biến đổi năng lượng dùng chế biến thế năng dầu thành cơ năng. Về
nguyên tắc kết cấu của động cơ dầu giống như bơm dầu. Do đó tất cả các loại bơm
dầu đều có thể làm chức năng của động cơ dầu và ngược lại. Thông thường động cơ
dầu được lắp cùng với bơm dầu tạo thành một khối truyền động, cơ cấu này được gọi
là hộp truyền động dầu ép. Trong hộp truyền động dầu ép, bơm dầu và động cơ dầu
thường có kết cấu giống nhau, nếu có khác nhau thì chỉ khác nhau về kích thước.
Quá trình biến đổi năng lượng của động cơ dầu
được thực hiện theo chu trình như sau:
-
Dầu
có áp suất được đưa vào buồng công tác của động cơ. Dưới tác dụng của áp suất một
chi tiết tạo nên buồng công tác của động cơ di động. Chuyển động này được truyền
lên trục động cơ.
-
Do
trục động cơ quay nên buồng công tác của động cơ dịch chuyển từ cửa nén sang cửa
ra.
-
Thể
tích buồng công tác ở cửa ra giảm dần và đẩy dầu ra ngoài. Số vòng quay của động
cơ phụ thuộc vào độ lớn và số lượng buồng công tác, cũng như lưu lượng dầu cho
vào động cơ.
So với dộng cơ điện, động
cơ dầu có kích thước, trọng lượng và mô men quán tính nhỏ hơn rất nhiều. Ngoài
ra động cơ dầu có thể truyền động vô cấp một cách dễ dàng. Do đó động cơ dầu
ngày càng được sử dụng rộng rãi trong truyền động máy cắt kim loại, điều khiển
tự động …
Tuy kết cấu của loại động
cơ dầu bánh răng đơn giản, nhưng nó rất ít được dùng trong máy cắt để thực hiện
chuyển động vòng vì lý do hiệu suất thấp. Ngoài ra do ma sát ở trục và mặt đầu
khá lớn làm cho dầu mau nóng khi quay nhanh, động cơ dầu cánh gạt được các nước
châu âu dùng nhiều, một bơm dầu cánh gạt chỉ có thể biến thành động cơ dầu làm
việc ổn định, nến như cánh gạt được thực hiện chuyển động cưỡng bức để tì sát
vào biên dạng của stato. Do đó bơm cánh gạt đơn có thể làm động cơ dầu với kiểu
có rãnh dẫn hướng cánh gạt ở hai bên. Bơm cánh gạt kép thì cần dùng thêm lò xo
luôn đẫy cánh gạt tì vào stato trong lúc làm việc.
Biên tập : nkn
Nguồn : Truyền động dầu ép ĐHBK
Tp HCM.