Thử độ cứng được tiến hành để xác định độ cứng của một
vật liệu. Độ cứng có nghĩa là khả năng chịu được sự thâm nhập của một vật liệu
khác cứng hơn.
Độ cứng của một
vật liệu được thử bằng cách ép một vật cứng
hơn, vật này thay đổi theo phương pháp áp dụng lên bề mặt của vật liệu. Ở những
vật liệu mềm vết lõm thường rộng hơn từ đó xác định độ cứng của vật liệu. Có rất
nhiều phương pháp được sử dụng để đo độ cứng thông thường có 3 phương pháp : Brinell - Rockwell – Vickers.
1. Phương pháp Brinell
+ Trong phương pháp thử Brinell áp dụng
là dùng một quả cầu bằng thép tôi có đường kính D với lực tác dụng F trong một
thời gian nhất định ép lên bề mặt của mẫu thử. Đường kính d của vết lõm, trên mẫu
thử được đo và số độ cứng tương ứng sẽ được tra theo bảng.
Trong đó :
F = tải trọng tính = N
D = đường kính quả cầu tính = mm
d = vết lõm trên mẫu thử đo = mm
2. Phương pháp Brinell HB
Là phương pháp thử được t1inh giữa tỷ
số tải trọng F và diện tích bề mặt vết lõm. Đường kính D của quả cầu và lực F thay đổi tùy theo loại vật liệu thử.
Đối với thép và gang người ta thường dùng một quả cầu có đường kính D = 10 mm
và mốt lực F = 29400 N ( tương đương 3000kg ). Khoảng thời gian tải trọng nén
được duy trì phụ thuốc vào loại vật liệu thử. Phương pháp thử độ cứng Brinell
được sử dụng để thử các loại vật liệu mềm như thép mềm, các hợp kim đồng, nhôm,
ma nhê… Phương pháp này có mặt hạn chế của nó là không thể thử độ cứng lớn do vết
lõm quá nhỏ khó xác định đường kính d và không thử được các loại vật liệu mõng
do lực nén F lớn làm biến dạng mẫu thử nên d sẽ không chính xác.
Kết quả theo phương pháp thử Brinell HB được trình bày như sau:
Thí dụ: HB 10/ 3000/ 15
Có nghĩa là độ cứng Brinell HB được xác định bằng quả cầu D = 10 mm và một
lực 294000 N ( 3000 Kg ) thời gian nén 15 giây.
Biên
tập : nkn
Nguồn : Science of material, Lidingo Sweden.