1. Phân loại sản phẩm:
Dựa
vào hình dáng và tiết diện của sản phẩm, ta có thể phân thành 04 loại sản phẩm:
a.
Thép hình: là loại thép đa hình được sử dụng rất
nhiều trong ngành chế tạo máy, xây dựng, cầu đường,… Bao gồm thép có tiết diện
tròn, vuông, chữ nhật, dẹt, lục lăng, tam giác, góc,…
Các
loại tiết diện
-
Thép tròn có đường kính Ø = 8 – 200 mm, có khi đến 350mm.
-
Thép dây có đường kính Ø = 5 – 9mm (có thể gọi là dây thép), sản phẩm được cuốn
thành từng cuộn.
-
Thép vuông có cạnh a = 5 - 250mm.
-
Thép dẹt có cạnh của tiết diện h x b = (4 – 60) x (12 – 200)mm2.
-
thép có hình tiết diện phức tạp: chữ I, U, T, thép đườn ray, thép đặc biệt.
b.
Thép tấm: được ứng dụng nhiều trong ngành chế tạo
tàu thủy, ô tô, máy kéo, máy bay và ngành dân dụng. Chúng được phân thành 03
nhóm.
-
Thép tấm dày: S= 4 – 60 mm; B = 600 – 5.000 mm; L = 4.000 – 12.000mm.
-
Thép tấm mỏng: S= 0.2 – 4mm; B = 600 – 2.200 mm.
-
Thép tấm rất mỏng (thép lá cuộn): S= 0.001 – 0.2 mm; B = 200 – 1.500 mm; L =
4.000 – 60.000mm.
c.
Thép ống: được sử dụng nhiều trong ngành dầu khí,
thủy lợi, xây dựng,… Chúng được chia thành 02 nhóm.
-
Ống không hàn: là loại ống được cán ra từ phôi ban đầu có đường kính Ø200 –
350mm, chiều dài 2.000 đến 4.000mm
-
Ống cán có hàn: chế tạo bằng cách cuốn tấm thành ống sau đó cán để hàn giáp mối
với nhau. Loại này đường kính đạt đến 4.000 – 8.000mm, chiều dài đạt đến
14.000mm
d.
Thép có hình dáng đặc biệt: được cán theo phương
pháp đặc biệt: cán bi, cán bánh xe lửa, cán vỏ oto và các loại tiết diện thay đổi
theo chu kỳ.
2. Máy cán kim loại:
a.
Cấu tạo máy cán kim loại:
Sơ
đồ cấu tạo máy cán kim loại
Bao
gồm 3 bộ phận chính:
+
Giá cán: là nơi tiến hành quá trình cán: bao gồm trục cán, gối, ổ đỡ trục cán,
hệ thống nâng hạ trục, hệ thống cân bằng trục, thân máy, hệ thống dẫn phôi, cơ
cấu lật trở phôi,…
+
Hệ thống truyền động: là nơi truyền momen cho trục cán, bao gồm hộp giảm tốc,
khớp nối, trục nối, bánh đà, hộp phân lực,…
+
Nguồn năng lượng: là nơi cung cấp năng lượng cho máy, thường dùng các loại động
cơ điện một chiều và xoay chiều hoặc các máy phát điện.
b.
Phân loại máy cán:
-
Theo công dụng:
+ Máy cán phá.
+ Máy cán phôi.
+ Máy cán hình cỡ lớn.
+ Máy cán hình cỡ trung.
+ Máy cán hình cỡ nhỏ (bao gồm máy cán dây
thép).
+ Máy cán tấm (cán nóng và cán nguội).
+ Máy cán ống.
+ Máy cán đặc biệt.
-
Theo cách bố trí máy cán:
+ Máy cán một giá cán (a): loại này chủ yếu
dùng cán phá hoặc máy cán 2 hoặc3 trục.
+ Máy càn bố trí một hàng (b).
+ Máy cán bố trí 2 hay nhiều hàng (c,d) có
ưu điểm là có thể tăng dần tốc độ cán ở các giá sau cùng với sự tăng chiều dài
vật cán.
+ Máy cán liên trục (e) nhóm giá cán thô được
bố trí liên tục, nhóm giá cán tinh được bố trí theo hàng. Thông thường dùng
trong cán thép hình cỡ nhỏ.
+ Máy cán liên tục (f) các giá cán được bố
trí liên tục, mỗi giá chỉ thực hiện một lần cán. Đây là loại máy hiệu suất cao.
-
Phân loại theo số lượng và sự bố trí trục cán:
+ Máy cán 2 trục đảo chiều: sau một lần cán
thì chiều quay của trục lại được quay ngược lại. Loại này dùng khi cán phá, cán
phôi, cán tấm dày.
+ Máy cán 2 trục không đảo chiều: dùng
trong cán liên tục, cán tấm mỏng.
+ Máy cán 3 trục: gồm loại máy có 2 trục to
và 1 trục nhỏ và loại máy cả 3 trục kích thước bằng nhau (máy cán Layma).
+ Máy cán 4 trục gồm 02 trục nhỏ làm việc
và 2 trục lớn dẫn động, được dùng nhiều trong cán tấm nóng và nguội.
+ Máy cán nhiều trục: dùng cán những loại
thép tấm mỏng và cực mỏng. Máy 6 trục, 12 trục, 20 trục, … có những máy đường
kính công tác nhỏ đến 3.5mm để cán ra tấm thép mỏng 0.001mm.
+ Máy cán hành tính: máy bao nhiều nhiều trục
nhỏ và 2 trục to để làm biến dạng kim loại. Mỗi cặp trục nhỏ sau mỗi lần quay
làm mỏng bề dày vật cán.
+ Máy cán vạn năng loại này trục cán vừa bố
trí thẳng đứng vừa nằm ngang. Máy dùng cán dầm chữ I, hoặc cán phôi tấm.
+ Máy cán trục nghiêng: dùng khi cán ống
không hàn và máy ép đều ống.
Nguồn: Sưu tầm tổng hợp
Biên soạn: TNTD